Nghiên cứu thuyết trung nghĩa qua thơ say của Tống Giang dưới góc nhìn liên văn bản

Nguồn: 王以兴 (2024).〈互文性视野下宋江醉题诗词忠义说研析〉《菏泽学院学报》(04),106-110. doi:10.16393/j.cnki.37-1436/z .2024.04 .009

Thuận Thiên dịch, chú

Đặt vấn đề: Việc Tống Giang say rượu làm thơ, từ1Lời người dịch (ND): Trong Thủy Hử, khi nhắc đến chi tiết Tống Giang say rượu làm thơ phản ở lầu Tầm Dương, cần phải minh xác thơ ở đây là một tên gọi chung cho hai thể loại văn học Trung Quốc. Đó là Từ và Đường thi (cụ thể là thất ngôn tứ tuyệt). Trong đó, bài đầu tiên mà Tống Giang xướng lên là một Từ phẩm mang tên Tây Giang Nguyệt 西江月, kế đến là bài thơ tứ tuyệt để kết bút. Trong bản dịch này, người dịch tạm quy cả 2 thể loại về tên gọi chung là thơ. ở lầu Tầm Dương đã nổ ra những tranh luận lớn của các học giả xưa và nay cả trong lẫn ngoài văn bản. Dưới tầm nhìn liên văn bản, kết hợp xây dựng chủ đề “quan bức dân phản” cùng với việc biểu đạt ý nghĩa của những cụm từ then chốt như “lăng vân chí”, “trượng phu” … trong và ngoài tác phẩm, cùng những tình tiết liên quan khác đã cho thấy hai bài thơ này chính là sự tập trung biểu lộ tấm lòng trung nghĩa của Tống Giang. Mỗi bài lần lượt đối ứng với hai biểu hiện “thay trời hành đạo” trước và sau khi được triều đình xuống chiếu chiêu an.

Từ khóa: Liên văn bản; say rượu làm thơ; thuyết trung nghĩa

Tình tiết Tống Giang say rượu làm “thơ phản” có ý nghĩa rất đặc thù. Bởi vì, tình tiết này không thấy ở những tác phẩm văn học trước Thủy hử, mà chỉ trong Thủy hử mới có, đồng thời nó còn là bước chuyển lớn trong hành trạng, số phận của Tống Giang. Đây chính là chìa khóa để hình thành nên bộ khung hoàn chỉnh của tác phẩm. Song, Tống Giang có phải là kẻ mang dã tâm loạn thần tặc tử hay không? Điều này dẫn ra rất nhiều những luận giải khác nhau của học giả từ xưa đến nay. Nó ảnh hưởng đến quá trình chúng ta nắm bắt chính xác và nghiên cứu sâu hơn về tính độc sáng của cốt truyện. Cho nên, cần phải tiến hành một khảo sát tổng quan về tính liên văn bản của các bài thơ của Tống Giang cả trong và ngoài Thủy Hử trên cơ sở xem xét ngắn gọn và phân tích nhiều luồng quan điểm.

1. Giải thích đầy tranh cãi về thơ say của Tống Giang

Ngoài tính hư ngụy và ngu trung, những nhà bình luận Minh Thanh, các học giả hiện đại, cùng độc giả đại chúng hầu như đều tán đồng quan điểm của Hoàng Văn Bính2ND chú: Một nhân vật trong Thủy Hử, y là một viên quan giúp việc (biệt giá), mang tâm tư hẹp hòi, đố kỵ. Chính những gièm pha của Hoàng Văn Bính đã khiến Tống Giang rơi vào cảnh lao tù. rằng: Thơ mà Tống Giang viết khi say sặc mùi tạo phản. Đây là biểu hiện tự nhiên, vốn mang sẵn dụng ý bội nghịch của kẻ làm tôi. Tại điểm này, cần phải xem xét một cách ngắn gọn căn nguyên của sự tình đã xảy ra.

Hồi thứ 39, Tống Giang say rượu làm thơ phản tại lầu Tầm Dương (Giang Châu). Bài thơ của y có nhan đề Tây Dương Nguyệt:

Tự ấu tằng công kinh sử,Trưởng thành diệc hữu quyền mưu. Kháp tự mãnh hổ ngọa hoang khâu, Tiềm phục trảo nha nhẫn thụ. Bất hạnh thích văn song giáp, Na kham phối tại Giang Châu. Tha niên nhược đắc báo oan cừu, Huyết nhiễm Tầm Dương giang khẩu.3ND chú: Bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải: Thuở nhỏ theo đòi kinh sử/ Lớn lên thông thạo quyền mưu/ Khác nào hổ mạnh nấp hang sâu/ Kín nanh dấu vuốt ai biết đâu?/ Chẳng may thời vận cơ cầu/ Bỗng dưng chạm mặt đầy Giang Châu/ Một mai may báo được oan cừu/ Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau. (自幼曾攻经史,长成亦有权谋。 恰如猛虎卧荒 丘,潜伏爪牙忍受。 不幸刺文双颊,那堪配在江州。 他年若得报冤仇,血染浔阳江口)

Và bài thất ngôn tứ tuyệt kế dưới đó y đề rằng:

Tâm tại Sơn Đông thân tại Ngô, Phiêu bồng giang hải mạn ta hu. 心在山东身在吴,飘蓬江海谩嗟吁。Tha thời nhược toại lăng vân chí, Cảm tiếu Hoàng Sào bất trượng phu. 他时若遂凌云志,敢笑黄巢不丈夫。4Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 531. ND tạm dịch: Tâm vốn Sơn Đông, thân đất Ngô/ Dâu bể ba đào chí anh hùng/ Rằng sau toại được lòng tráng chí/ Cười rằng, Hoàng Sào há trượng phu?

Hoàng Văn Bính đưa ra phán đoán này chủ yếu tập trung ở câu cuối. Đương khi nhìn thấy câu “Một mai may báo được oan cừu/ Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau”, hắn liền nói: “Thằng này thù ai mà muốn báo tại đây?”5Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 532.. Hai câu “Ngày sau như thỏa bình sinh chí/ Dám cười Hoàng Sào chẳng trượng phu!” càng khẳng định quan điểm của Hoàng Văn Bính: “Thất phu vô lễ, bụng đòi hơn cả Hoàng Sào, nếu không mưu phản, thì lẽ thế nào?”6Nt, tr. 532. Hoàng Văn Bính đứng ở lập trường quan phương phong kiến, cùng với việc y biết được đôi chút tiếng tăm của Tống Giang, nên cách giải thích như vậy tự nó có chỗ hợp lý.

Các học giả Minh Thanh cũng cho rằng hai bài thơ này thực sự bộc lộ dã tâm và bản tính cuồng vọng, bất mãn triều đình của Tống Giang. Đối với bài Tây Giang nguyệt, “Dung bản”7ND chú: Một trong những ấn bản Thủy Hử dưới thời Vạn Lịch. có lời bàn rằng: “Nhìn vào đây có thể thấy phẩm cách của Tống Công Minh”8Trần Hy Trung, Hầu Trung Nghĩa, Lỗ Ngọc Xuyên (1981). Thủy hử truyện hội bản bình [M]. Bắc Kinh: Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, tr. 717.. Kim Thánh Thán9ND chú: Học giả nổi tiếng thời Minh Thanh. Tại Việt Nam tên tuổi của ông nổi danh với tư cách là người đã hiệu đính, biên tập và viết lời bàn cho Thủy Hử. càng đoán định: Tống Giang vốn giữ cái bụng phản nghịch mà không nói ra. Chẳng hạn như khi đến đoạn Tống Giang nghĩ bụng “chi bằng viết ở đây, để như sau này đặng đường vinh thân”,  Kim Thánh Thán nghi vấn và bình rằng: “Công Minh, muốn lấy cái gì để vinh hiển, để tiến thân? Tả về Tống Giang ở đây như có một tấm lòng khác, bút tả như gương”10Trần Hy Trung, Hầu Trung Nghĩa, Lỗ Ngọc Xuyên (1981). Thủy hử truyện hội bản bình [M]. Bắc Kinh: Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, tr. 717.. Ông cũng thêm lời bình sau bài thơ của Tống Giang rằng: “Việc lột tả nội tâm của Tống Giang làm cho người ta khó có thể hiểu. Đã thế lại không biết ai là cừu thù của y, và việc tại sao y lại ở lầu Tầm Dương [ND – đề thơ] cũng khó lý giải nốt”11Nt, tr. 717.. Từ những xác quyết nhất định của Hoàng Văn Bính để nhìn nhận, hai học giả Minh Thanh là Viên Vô Nhai 袁无涯 và Vương Vọng Như 王望如 cơ bản cũng đồng ý về sự tình làm phản trong thơ Tống Giang. Chẳng hạn, Viên Vô Nhai bình rằng: “Hoàng Văn Bính đã cho chép lại bài thơ làm phản, và biết được bản chất của Tống Giang. Rút cục Tống Giang là người có tâm ác, và hơn thế, y không phải là kẻ thất phu”12Nt, tr. 733.. Vương Vọng Như cũng có lời bình rằng: “Biệt giá Hoàng Văn Bính tuy là kẻ làm tôi cho Thái Thú Từ công tử, nhưng khi biết có thơ phản, liền ngay nghe được bụng dạ đó, để rồi nhìn thấu sự giả ngôn,  quyết tâm trị kẻ cường tặc, đủ để thấy lòng trung nghĩa với triều đình”13Nt, tr. 734.. Lời bình trong “Dung Bản” có phải là của Lý Chí14ND chú: Lý Chí 李贽 (1527 – 1602), một nhà Nho thuộc phái Dương Minh học. Ông được cho là người viết lời bình trong Dung bản Thủy Hử. ND ngờ rằng, trong ngữ cảnh này tác giả bài viết tư duy theo logic sau: Cả Kim Thánh Thán và Lý Chí tuy mỗi người một nẻo về đường tư tưởng (đặc biệt hơn, phái Dương Minh học mà Lý Chí chủ trương luôn bị xem là tà phái, đi ngược lại với tính quan phương của triều đình phong kiến) nhưng đều nhất tề cho rằng Tống Giang là kẻ loạn thần. hay không? Điều này vẫn còn nhiều tranh luận. Nhưng ông cùng với Kim Thánh Thán đều phủ nhận hoàn toàn Tống Giang từ góc độ độc lập, chân thực về tính cách và bản chất của y, đồng thời xem y là kẻ tiểu nhân xảo quyệt đáng khinh; với tiền đề này, họ chấp nhận một cách tự nhiên quan điểm của Hoàng Văn Bính, từ đó xem những bài thơ xướng lên sau khi say là một ví dụ khác về bản chất phản nghịch của Tống Giang.

Sau năm 1949, người ta vẫn không ngừng tranh luận về việc Tống Giang là anh hùng khởi nghĩa, lãnh tụ của nông dân hay là kẻ nô bộc phục tùng triều đình, phản bội cách mạng, hay là một kẻ kết hợp mâu thuẫn của cả hai điều này. Việc tranh luận không hồi kết đó đã ảnh hưởng đến việc phán đoán về tính chất trong thơ của Tống Giang. Trong độ 17 năm từ 1949 đến 1966, đa số học giả đều kiên trì khẳng định rằng Tống Giang xứng đáng là một lãnh tụ nông dân được ca tụng. Thơ của Tống Giang bộc lộ một cách tự phát sự ngưỡng mộ cũng như lòng hơn thua đối với loạn Hoàng Sào, và đây chắc chắn là thơ phản15Hứa Dũng Cường, Lý Nhị Cần (2017). Lịch sử nghiên cứu Thủy Hử. Bắc Kinh: Trung Quốc Xã hội Khoa học xuất bản xã, tr. 166.. Từ 1975, trước xu hướng chính trị đặc thù, giới phê bình lại dấy lên trào lưu phê phán Tống Giang là kẻ phản bội cách mạng nông dân, là tên nô tài của triều đình phong kiến. Thơ của ông biểu lộ lòng dạ sắt son với triều đình, và đây không phải là thơ phản.16Hạ Phi (2005). “Ngọn nguồn của Thủy hử năm 1975”. Đãn sử tùng lãm (4), tr. 4-9. Bỏ qua những bình luận mang quan niệm về đấu tranh giai cấp, trong thời kỳ này, việc tập trung xác định thân phận của Tống Giang thực sự phù hợp với truyền thống giải thích “tri nhân luận thế” của Trung Quốc cổ đại.

Sau khi thoát ra được những rào cản về quan niệm đấu tranh giai cấp, học giới lúc này đã có những cách hiểu hợp lý, linh hoạt hơn về hành trạng của Tống Giang. Nhưng quan điểm cho rằng thơ của y là thơ phản vẫn chiếm số đông. Họ hầu như không có cách giải thích hợp lý đối với nguyên nhân vì sao Tống Giang khi say rượu lại làm thơ phản. Chẳng hạn như, Tề Dụ Hỗn 齐裕焜 chỉ ra rằng Thi Nại Am không có ý tán tụng Tống Giang như là một lãnh tụ khởi nghĩa, và cũng không có ý hình dung ông như là một kẻ phản bội cách mạng nông dân. Đồng thời, ông ta [Thi Nại Am] thấy được rằng tình tiết này là sự đảm bảo cho việc Tống Giang đến được Lương Sơn một cách thông suốt. Nhưng khi thử giải thích mối quan hệ giữa tính cách của nhân vật và hoàn cảnh xã hội, Thi Nại Am lại rơi vào sự bối rối: “Trước khi Tống Giang làm thơ phản, Thi Nại Am đã không thể hiện sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển tính cách của Tống Giang, và cũng không thấy được sự tăng trưởng của các nhân tố tạo phản trong tính cách của ông. Việc đề thơ phản do đó cũng trở thành một hành động khó nắm hiểu.”17Tề Dụ Hỗn (1980). “Luận về Tống Giang trong Thủy Hử [J]”. Lan Châu Đại học học báo (03), tr. 82-89.

Cũng có học giả thử đứng ở tính xung đột và phức tạp trong hình tượng của Tống Giang để nói về sự thay đổi trong hành vi của y trước và sau khi tụ nghĩa Lương Sơn: “Cụm từ “Lăng Vân Chí” trong thơ phản của Tống Giang bao hàm một cách rõ ràng ý muốn xưng vương trị thiên hạ, nhưng sau đó lại không muốn xưng vương, không dám trị thiên hạ. Điều này cho thấy tâm tính của Tống Giang chắc chắn diễn ra một quá trình mâu thuẫn, đấu tranh tư tưởng”.18Hà Sĩ Long (1983). Luận về Tống Giang [J]. Trung Nam Dân tộc Học viện Học báo (03), tr. 103-109.. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết lại không hề có sự mô tả hoặc thậm chí là ám gợi nào về quá trình này trong tâm trí của Tống Giang.

Cho đến bây giờ, lý thuyết về thơ phản vẫn còn có một chỗ đứng rất mạnh. Tiêu Tương Khải 萧相恺 đã chỉ ra rằng, việc đề thơ vô thức này cho thấy “ông ta muốn đạt được chí bình sinh, thậm chí là muốn theo tâm thái của Hoàng Sào.”19Tiêu Tương Khải (2018). Từ điển đánh giá Thủy Hử. Thượng Hải: Thượng Hải từ thư xuất bản xã, tr. 267. Trần Văn Tân 陈文新 cũng cho rằng: “Nép theo hơi men, ông ấy muốn bộc lộ ra hết cảnh khổ nạn chán chường, phẫn uất nội tâm. Hay có thể hiểu rằng: “ông ấy nếu đạt được chí bình sinh của mình, ắt hẳn sẽ cười rằng: “Hoàng Sào chẳng đáng làm bậc trượng phu”. Ý tứ ở đây rất rõ ràng, và đó hẳn là một bài thơ phản.”20Trần Văn Tân (2002). “Luận về Tống Giang [J]”. Hãn Châu Sư phạm Học viện Học báo (05), tr. 1-4. Châu Thám Khoa 周探科 tuy cũng đồng tình đây là bài thơ phản, nhưng ông ấy thấy được chỗ mâu thuẫn trong tư tưởng, tính cách vốn nhất quán của Tống Giang. Đồng thời thử giải thích điều này từ góc độ chọn lựa chất liệu để hợp thành và chuyển hóa hình tượng trong quá trình trước tác tiểu thuyết.21Châu Thám Khoa (1999). “Những tồn nghi về tính “phản” trong thơ Tống Giang [J]”. Hàn Sơn Sư phạm Đại học Học viện (03), tr. 84-88. Hiển nhiên, quan điểm cho rằng đây là thơ phản vẫn đi theo logic và mô thức diễn giải của Hoàng Văn Bính.

Thơ phản đối lập với lòng trung nghĩa: Học giới hiện nay không nhiều người đồng tình với quan điểm này. Có thể xem Vương Tề Châu 王齐洲 là một đại biểu: “Điều đáng chú ý là, giống với Lâm Xung, Tống Giang đặt thù hận của mình lên hiện thực xã hội – nơi những kẻ gian thần tà nịnh lộng quyền. Bản thân y đối với nhà Tống vẫn luôn giữ lòng trung can nghĩa đảm. Do đó, hai câu “Một mai may báo được oan cừu/ Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau” vốn không phải là một tuyên ngôn tạo phản, mà là sự kháng nghị đối với một nền chính trị, xã hội không hợp lý, và còn là niềm hy vọng rằng “Dựa miền thủy trại Sơn Đông mà mua lấy cảnh phượng thành xuân sắc.”22Vương Tề Châu (2004). Kinh điển văn hóa đại chung: Bàn về tính dọc ngang của tứ đại kỳ thư. Tế Nam: Tế Nam xuất bản xã, tr 140. 23ND chú: Tá đắc Sơn Đông yên thủy trại, lai mãi phượng hoàng xuân sắc 借得山东烟水寨, 来买凤城春色. Đây là câu thơ trong Niệm nô kiều – Thiên Nam địa Bắc của Thi Nại Am. Bài thơ này xuất hiện trong lời hát của Lý Sư Sư khi thiết đãi Tống Giang (hồi 72: Sài Tiến cài hoa vào vườn cấm, Lý Quỳ nguyên tiêu loạn Đông Kinh).

Mặc dầu có căn cứ khi lập luận dựa trên hành trạng, tính cách của Tống Giang, nhưng trong bối cảnh cho rằng thơ của Tống Giang là thơ phản vẫn chiếm thế chủ đạo, thì cách luận giải này có điểm thiếu thuyết phục.

Tựu trung lại, từ giai đoạn Minh Thanh đến nay có hai luồng quan điểm quan điểm phân minh khi trả lời câu hỏi rằng thơ Tống Giang là thơ phản hay không. Mà trong đó quan điểm thơ phản vẫn luôn chiếm thế chủ đạo. Tuy vậy, những nhà bình luận từ xưa đến nay vẫn có thể mang lấy những thiên kiến chủ quan được định sẵn, hoặc chấp thủ lấy bối cảnh xã hội đương thời, hoặc xem rằng nó không đáng để đào sâu thêm. Kết quả là cả hai thiếu đi những phân tích đủ đầy cũng như ít những luận chứng mang tính chuyên môn về văn học.

2. Đối tượng quyền thần mà Tống Giang “báo oán cừu” trong bối cảnh “quan bức dân phản”

Dưới chủ đề “quan bức dân phản” của tiểu thuyết, kết hợp với việc Tống Giang buộc phải giết người để rồi bị đày ải nơi biên viễn đã cho thấy rằng: Câu thơ “Một mai may báo được oan cừu” của ông chỉ nhắm đến kẻ thù của người dân, đó là những tên cường hào hiếp đáp bá tánh, áp bức người thiện lương.

Không thể phủ nhận danh tiếng như sấm động bên tai của Tống Giang tại những nơi như Sơn Đông, Hà Bắc, thậm chí là cả Giang Tây, tuy nhiên, ông lại có hoài bão chính trị cùng với lý tưởng sống cao viễn hơn. Đó là việc muốn an dân tế thế, lưu danh sử sách. Đương lúc hãy còn là một viên quan nhỏ ở huyện Vận Thành, hoài bão và lý tưởng này chỉ ẩn dấu một cách tiềm tàng ở trong nội tâm. Thậm chí bản thân y cũng khó tự cảm nhận được; Khi chịu cảnh chèn ép của lũ tiểu nhân cùng cảnh đời ô trọc, để rồi không tự chủ được cảnh chìm nổi của mình, sự truy cầu tiềm tàng này mới bị ba động, thúc dục chuyển hóa thành một dạng dũng khí mang tính quyết đoán, sát phạt rằng “sĩ khả sát bất khả nhục”. Hãy thử ngẫm tâm lý của Tống Giang trước khi vịnh thơ:

“Ta ở Sơn Đông, lớn lên ở huyện Vận Thành, xuất thân là kẻ đi học để làm Lại, quen biết với bao nhiêu là kẻ hào kiệt. Tuy lưu được một chút hư danh, nhưng tuổi đã quá ba mươi, danh lại thực sự không thành, công cũng chẳng toại, lại dính cảnh bị thích vào má, đày đến chốn này. Thân phụ, lão ấu, huynh đệ ở quê, làm sao có thể gặp lại được đây!”24Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 530.

Hãy tiếp tục theo dòng tâm lý của Tống Giang, y muốn rằng: “nếu sau có được vinh thân, về lại nơi này, trông câu chữ vẫn còn với tuế nguyệt, thì vẫn nhớ được cảnh khổ thuở nào”25Nt tr. 846., từ đó mới để lại trên tường bút tích thơ của mình. Cái gọi là “sau có được vinh thân” chính là nhắm đến cảnh khó cùng với sự quẫn bách ở Giang Châu. Về con đường cùng với cách thức để đạt “vinh thân”, Kim Thánh Thán sau khi đã loại ra khả năng khoa cử, liền giới định rằng đây là một hành vi phản nghịch tiếm ngôi, điều này lộ rõ tính phiệt học và võ đoán của Thánh Thán. Bởi vì, Tống Giang dưới danh xưng “hiếu nghĩa Hắc Tam Lang”  cùng cha mình là Tống Thái Công đều là những người kiên định thực hành, vâng chịu tư tưởng trung hiếu của cổ nhân”26Vương Dĩ Hưng (2018). “Từ lối tư duy tự thuật để nhìn cách biểu đạt chủ đề của Thủy Hử (J)”. Trung Quốc cổ đại tiểu thuyết hí kịch nghiên cứu (00), tr. 12-24., nên họ không thể có bụng phản loạn như vậy.

Như Vương Tề Châu đã nói trong trích đoạn ở trên, đối tượng của câu “Một mai may báo được oan cừu” trong Tây Giang nguyện của Tống Giang chính là những kẻ gian tặc nịnh thần đã dẫn y đến cảnh này. Bởi lẽ từ góc độ pháp trị, Tống Giang đã phạm tội nghiệm trọng đó là việc giết người khi đang bị kích động, nên y phải chịu lấy cái tội mà mình phải nhận. Huống hồ, y còn nhận được sự tín nhiệm hết mức của người trên kẻ dưới, bao gồm cả quan tri huyện. Hẳn nhiên, cừu thù trong tâm của Tống Giang chẳng phải là Diêm Bà Tích27ND chú: Vợ của Tống Giang. Bị chính Tống Giang giết vì tội loạn dâm., càng không phải là những người như quan tri huyện – vốn xin cho y được thả, mà là những kẻ gian thần ăn trên ngồi trốc như Cao Cầu, Sái Kinh, Lương Trung Thư cùng những kẻ ác bá tiếp tay nhau làm điều ác, những tham quan gây hại cả một vùng – tội ác của những tên này làm dẫn đến cảnh họa quốc hại dân. Từ đó mới có chuyện thất tinh tụ nghĩa, dùng trí để cướp sinh thần cương28ND chú: Bối cảnh nhiễu nhen của xã hội Bắc Tống, tính cảnh “quan bức dân phản” ngày càng rõ rệt. Cho nên những hồi đầu của Thủy Hử mới đề cập đến tình tiết Thất tinh tụ nghĩa cướp sinh thần cương (bảy tay hảo hán lập kế cướp báu vật chúc thọ của Thái Sư Sái Kinh)., thay đổi một cách triệt để mệnh vận của họ. Lúc này, Tống Giang với cảnh khốn quẫn nhất của đời người cuối cùng cũng thấm ra được sự bất lực, thống khổ của cảnh “quan bức dân phản”. Tâm thế chán nản, rượu vào lời ra, y mới bộc lộ ra sự cô phẫn của mình, từ đó mới dẫn đến tiếng thét ưu mẫn thời cuộc rằng “Một mai may báo được oan cừu”. Mà câu “Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau” của y cũng chỉ là thủ pháp nghệ thuật mượn cảnh phiền muộn trước mắt để tháo gỡ, an ủi bản thân cũng như bày tỏ cái chí hào tình. Do vậy, không thể thực sự quy kết rằng y tại lầu Tầm Dương muốn báo thù hay làm một kẻ sát nhân.

Có thể thấy, với Tống Giang mà nói, từ việc thả Tiều Cái, trốn chạy sau khi giết Diêm Bà Tích. Đến sau này, nhân vì việc vợ của Lưu Cao lấy oán báo hơn mà đại náo cả vùng Thanh Châu. Cũng như lâm vào cảnh vì Hoàng Văn Bính mà gây sự ở Giang Châu, tình tiết “quan bức dân phản” áp lên người y theo một trình tự từ xa đến gần, từ gián tiếp đến trực tiếp. Cho nên, hành vi phẫn uất giết Hoàng Văn Bính chính là bước đầu tiên của Tống Giang, nó do tiếng thét đầy kích động của y mà diễn ra một cách thực sự rõ ràng.

3.  Xem xét tư tưởng trung quân của thơ Tống Giang qua cách diễn đạt mang quán tính trong từ ngữ

Là một tên “thông biện nhàn rỗi”, Hoàng Văn Bính luôn khát vọng được đuề huề, thăng tiến nhờ Sái tri huyện. Cộng với “tâm tật đố, ghét người hiền”, nên khi xem thơ của Tống Giang, hắn tự nhiên đứng trên lập trường chính trị, dùng con mắt cực kỳ hách dịch, hà khắc để chú giải. Tuy rằng, vẫn không khẳng định đối tượng bị “báo oán cừu” là ai, nhưng khi biết thân phận của người viết bài thơ “chỉ là một kẻ đi đày”, ngay lập tức dưới tác dụng của tư duy quen thuộc, nội tâm của hắn đã thực sự coi Tống Giang như một kẻ tội phạm và đặt ông ở vị trí đối lập. Do đó, khi đọc đến từ “Hoàng Sào”, lẽ tất nhiên hắn sẽ chủ quan, thuận thế nhận định đây là khi Tống Giang cười cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào – kẻ đã bị đàn áp và không đáng được gọi là bậc trượng phu. Tuy vậy, từ góc độ biểu đạt của những từ khóa mang quán tính để đánh giá, hai câu “Ngày sau như thỏa bình sinh chí/ Dám cười Hoàng Sào chẳng trượng phu!” vốn chẳng phải là sự chỉ trích của Tống Giang đối với việc Hoàng Sào tạo phản xưng đế, mà là quan niệm trung quân đầy nhiệt thành của Tống Giang cùng việc lột tả lý tưởng báo quốc của y.

Đầu tiên, “Lăng vân chí”29ND chú: Thay vì dịch thành bình sinh chí, ở đây ND giữ nguyên âm Hán Việt là “lăng vân chí”. và “trượng phu” chính là hai từ khóa then chốt để nắm bắt bản ý của Tống Giang. Như ta được biết, từ “lăng vân” đã sớm xuất hiện trong Sử ký: Tư Mã Tương Như truyện: “Sau khi Tương Như tụng lên khúc Đại Nhân, thiên tử nói lớn rằng: Rào rạt mà có chí khí lăng vân, ý tựa như đang tiêu dao giữa cõi trời đất.”30Tư Mã Thiên (1973). Sử ký [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 682. Người đời sau khi dùng từ để hình dung chí hướng cao viễn của lòng trung quân ái quốc đều dùng cụm từ “lăng vân tráng chí” 凌云壮志. Như trong Minh Phụng ký: Trâu lâm du học 鸣凤记·邹林游学, Trâu Ứng Long 邹应龙31Trâu Ứng Long (1525-?), một danh thần nhà Minh. đã ngâm khúc Giá cô thiên 鹧鸪天 rằng: “Nhiên nhi lan lan cẩm tâm, túc ngộ lăng vân chi bút; lăng lăng ngọc cốt, phóng thừa phạm đẩu chi tra. Chí duy định quốc nhi an bang, học tất thăng đường nhi nhập thất.”32ND tạm dịch: Nhưng tâm đã rực rỡ như gấm thêu, sớm đã đựng bút lực lăng vân; dáng tựa như ngọc mà cưỡi bè vượt trời. Chí chỉ ở định quốc mà an bang, học chỉ ở chỗ thăng đường mà nhập thất.33Nguồn: Phạm Diệp (1973). Hậu Hán thư [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 1517.Hoặc nó cũng nghĩa là ý chí cao viễn, hăng hái của kiếp người. Như trong Cảnh thế thông ngôn: Lý trích tiên túy thảo hách man thư 警世通言·李谪仙醉草吓蛮书 có đoạn: “Lý Bạch áo tím, đầu đội mũ sa, rào rạt mà có tâm thái lăng vâng của bậc thần tiên.”34Phùng Mộng Long, Nghiêm Đôn Di (1981). Cảnh thế thông ngôn [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 109. Trong Thủy Hử, nhiều chỗ cụm từ “lăng vâng” còn dùng để tán tụng hảo hán Lương Sơn, chúng đều mang ý nghĩa kép, hầu như không có ngoại lệ. Như trong hồi thứ tư, Lỗ Trí Thâm “thân duỗi ra như mãnh thú cao tám chín xích, miệng thét xa ba ngàn trượng đậm chí khí lăng vân.”35Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 68. Hồi thứ hai mươi ba, Võ Tòng “lời lẽ hiên ngang, chí khí lăng vâng thét xa ngàn trượng.”36Nt, tr. 294. Hồi sáu mươi mốt, Lư Tuấn Nghĩa “trung can nghĩa đảm ngút trời, tiếng thét mang chí lăng vân phủ đỏ sắc.”37Nt, tr. 846. Hồi sáu mươi hai, Sái Phúc “quản hai ngục, còn được được biết đến là Sái Phúc, bên ngoài đường đường tỏ rõ khí lăng vân.”38Nt, tr. 865. Hồi sáu mươi bốn,  Hác Tư Văn “một khối gân cốt, hào khí lăng vân ngút ngàn trượng.”39Nt, tr. 898. Xét theo quán tính biểu đạt thì “Lăng Vân” của Tống Giang cũng mang những tinh thần như vậy.

Về tiêu chuẩn “trượng phu” trong tâm ý của Tống Giang, theo cách lý giải của Hoàng Văn Bính thì đây là hành vi tạo phản xưng vương; Nhưng từ cách sử dụng cụm từ “trượng phu” trong Thủy Hử để xem xét, lối diễn giải này rất khó có thể chấp nhận. Ngoài việc xem cụm từ này trong mối quan hệ vợ chồng [trượng phu – thê tử], từ “trượng phu” trong Thủy Hử còn dùng để mô tả khí khái của bậc hảo hán. Đó là con người quang minh lỗi lạc, dám nghĩ dám làm, võ nghệ cao cường, thế thiên hành đạo, không màng lấy nữ sắc. Đây là cách gọi tắt của cụm từ “đại trượng phu”, có nhiều ví dụ để minh chứng, không cần phải liệt kê ra tất cả làm gì. Tuy nhiên, trong số đó có bốn ví dụ liên quan đến Tống Giang. Trong đó chỉ có một trường hợp là Tống Giang tự vỗ ngực khen lấy mình. Đó là ở hồi bảy mươi hai, khi y dốc bầu tâm sự với Lý Sư Sư trong cuộc rượu: “Đại trượng phu uống rượu, há lại dùng chén nhỏ.”40Nt, tr. 998. Ngoài ra, trong suy nghĩ của Võ Tòng, Tống Giang là một “đại trượng phu, tỏ rõ đầu có đuôi, biết trước biết sau” (Hồi hai mươi hai).41Nt, tr. 292. Hạng Sung và Lý Cổn cũng bái phục trước tính tình thảng đãng, hào phóng của Tống Giang, đó là kẻ “thật đáng là đại trượng phu vậy” (Hồi sáu mươi)42Nt, tr. 831., hoặc đó là việc tác giả từ góc độ ngôi thứ ba toàn tri để tán dương Tống Giang là người không mê nữ sắc: “Tống Công Minh là một đại trượng phu uy mãnh nhưng lại không biết cách để gần với nữ sắc” (hồi hai mươi mốt)43Nt, tr. 273-274.. Cho nên, từ những hảo hán khác, hoặc từ tác giả để đưa ra nhận định về Tống Giang và ngay cả cụm từ để xét “đại trượng phu” thì cách giải thích của Hoàng Văn Bính có chỗ không nhất quán.

Kế đó, nếu ở góc độ công danh sự nghiệp được hàm chứa trong “lăng vân chí” và “(đại) trượng phu”, thì đối với dụng ý trong thơ của Tống Giang, ngoài việc phân tích từ góc độ kết cục của cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, còn có một cách giải thích khác: Đó là sự phủ định và chỉ trích triệt để đối với cuộc khởi này. Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, bên cạnh những phẩm tính, năng lực và thiên phú, Mạnh Tử đã có ảnh hưởng lớn nhất trong việc định nghĩa nhân cách của một bực “đại trượng phu”. Đó là sự kiên định và vĩ đại, nhưng những thành tựu vĩ đại trong việc cứu thế và khát vọng phi thường trong cuộc đời lại cũng được coi là một phần quan trọng trong sự tự kỳ vọng của “đại trượng phu”, điều này cũng được nhiều người tỏ rõ. Chẳng hạn như trong bài thứ sáu tập thơ Nghĩ hành lộ nan 拟行路难 của Bảo Chiếu có câu: “Trượng phu sinh thế hội cơ thời? An năng điệp tiệp thùy vũ dực!”44ND tạm dịch: Trượng phu sinh ra trên đời được mấy lần? Há lại bước đi lững thững, rũ cánh như loài sâu bướm ư. Sự quyết tâm của Ban Siêu45Ban Siêu (21-102), tướng lĩnh, nhà ngoại giao thời Đông Hán. Ông nổi danh nhờ việc bỏ văn chương bút mực để sang nghiệp nhà binh. Thành ngữ Ban Siêu đầu bút 班超投笔 từ đó cũng dùng để mô tả những người như vậy., bỏ bút xung trận càng tỏ rõ thêm: “Đại trượng phu nếu không có chí hướng gì khác, thì nên theo gương Phó Giới Tử, Trương Khiên lập công nơi đất khách để nhận tước phong, há sao có thể nép mình mãi ở cảnh bút nghiên” (Hậu Hán thư: Ban Siêu truyện)46Phạm Diệp (1973). Hậu Hán thư [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 1517.. Tam Quốc diễn nghĩa cũng không hết lời tán tụng “đại trượng phu”, đại đa số tình huống trong Tam quốc đều nhấn mạnh vào nó. Chẳng hạn như Trương Phi từng cật vấn Lưu Bị ngay lúc đầu rằng: “Đại trượng phu sao không bỏ sức ra vì nước, mà lại ở đó thở ngắn than dài”. Những biểu đạt như vậy trong hí khúc, tiểu thuyết và các tác phẩm văn học khác có thể nói là vô số. Do đó, việc Thủy hử, một tác phẩm có mối liên hệ mật thiết với Tam Quốc diễn nghĩa đặc biệt là ở lòng trung quân ái quốc, thì từ góc độ này định nghĩa “đại trượng phu” là điều rất tự nhiên.

Nếu kết hợp “lăng vân chí” cùng “trượng phu” để lý giải, thì tâm ý của Tống Giang có thể xem là rất rõ ràng. Bởi vì khi hai cụm từ này xuất hiện cùng nhau thì chỉ có một cách hiểu duy nhất. Đó chính là tận trung báo quốc, kiến công lập nghiệp. Trong Minh Phụng ký: Trâu lâm du học 鸣凤记·邹林游学đã dẫn ở trên, Trâu Ứng Long đã ngâm câu đầu tiên của khúc Giá Cô Thiên rằng: “Hùng tài nhuệ khí trượng phu hào”. Cũng như trong Minh kính công án 明镜公案 (quyển một) Trương chủ bạc phán mưu sương phụ 张主薄判谋孀妇 có đoạn: “Trương lục vì thông hiển kinh thuật, được bổ làm quan chủ bạ huyện Diệp Âm. Tài giỏi nhưng ngông ngáo, hễ mỗi lần bị quan trên chèn ép, Lục than rằng: Đại trượng phu có chí cái thế lăng vân, mà lại bị câu bó chốn này. Khác nào như dưới mái nhà thấp chẳng thể ngẩng đầu lên.”47Ngô Phái Lục (1991). Minh kính công án [G] Cổ bản tiểu thuyết tùng san bản (Tập 32). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 25.

Có thể thấy, khởi nghĩa Hoàng Sào đã tạo cơn rối ren cho quốc gia, thậm chí nó còn “bắt người ăn thịt, ngày giết ngàn người” (Cựu Đường thư: Hoàng Sào truyện)48Lưu Hú (1975). Cựu Đường thư [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 5397.. Những hành vi trái với nhân tính như vậy, trong mắt Tống Giang, không phải là việc của một đại trượng phu, và do đó đã bị khinh bỉ!

4. Sự tự đánh giá của tác giả và tình tiết liên văn bản làm nổi bật bản ý ban đầu của thơ

Dưới ảnh hưởng trực tiếp của không khí quan phương lịch sử và nghệ thuật thuyết thoại Tống Nguyên, tiểu thuyết thông tục cổ đại cũng hình thành một hiện tượng tự thuật, tác giả xuất hiện và bình luận giống như phong cách “thái sử công viết”. Đồng thời, tác giả còn tự ý thức trong quá trình kể chuyện sẽ tiến hành kể lại, bình luận, hô ứng. từ đó hình thành cấu trúc tình tiết chương hồi và cách biểu đạt ý nghĩa “lặp lại”49Hứa Trung Vinh (2016). “Luận về sự lặp lại” trong Thủy Hử (Kim Bản) và ý nghĩa của nó”. Trung Nam đại học học báo (4), tr. 159-165.. Cho nên, việc kết hợp tính tự sự liên văn bản trong nội dung để tổng hợp khám phá ý nghĩa chân thực của một tình tiết là một cách làm khả thi. Trong tình tiết Tống Giang say rượu làm “thơ phản” vừa hay tồn tại sự tự đánh giá của tác giả cùng với những tình tiết liên văn bản khác, cung cấp cho ta những tham khảo giá trị.

Đầu tiên, sự bình luận của chính tác giả Thi Nại Am về việc Tống Giang bị oan khi đề thơ có thể coi là một minh chứng mạnh mẽ cho lý tưởng trung nghĩa. Trong hồi thứ ba mươi chín, khi Tống Giang gặp phải tai họa bất ngờ và rơi vào thế bị động, tác giả đã có thơ bình rằng: “Nhất thủ tân thơ tả tráng hoài/ thùy tri tiêu cốt canh chiêu tai.”50ND tạm dịch: Một bài thơ mới viết nên cảnh tráng chí hùng tâm, ai ngờ lại gây thêm cảnh tai ương.51Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 535. Cụm từ “tráng hoài” trong văn học cổ điển thường chỉ về tâm tư của những văn nhân sĩ tử, khao khát kiến thân lập nghiệp, lưu danh sử sách; hoặc hy vọng vươn lên tột đỉnh, có nơi để dụng lý tưởng chính trị của mình . Ví dụ, trong Mãn Giang Hồng của Nhạc Phi, có câu: “Đài vọng nhãn/ Ngưỡng thiên trường khiếu/Tráng hoài khích liệt52ND tạm dịch: Ngửa mắt trông, tỏ trời phẫn uất, hùng tâm hừng hực..  Có rất nhiều ví dụ tương tự, như trong Cửu Nhật của nhà thơ thời Đường, Ân Nghiêu Phiên 殷尧藩: “Tráng hoài không trịch Ban Siêu bút/ Cửu khách thùy liên Quý Tử cừu.”53ND tạm dịch: Tráng chí hùng tâm như Ban Siêu bỏ bút; ngặt nỗi dài ai thương lấy áo rét Tô Tần. Tô Tần (382-284 TCN), tên tự là Quý Tử 季子, một đại biểu của phái Tung Hoành gia. Ông từng có một giai đoạn đến du thuyết với Tần Huệ Văn Vương. Nán lại tại Tần quốc lâu đến mức phải tiêu hết một trăm cân vàng, áo lông cừu mang trên mình thủng lỗ chổ nhưng vẫn không được trọng dụng. Về sau, cụm từ Quý Tử cừu 季子裘 dùng để mô tả trạng huống khó khăn của kẻ lữ khách. Hay trong Hạ Tân Lang 贺新郎 của Tân Khí Tật辛弃疾: “Ngã bối tòng lai văn tự ẩm/ Phạ tráng hoài kịch liệt tu ca giả.”54ND tạm dịch: Chúng ta từ trước đến nay chỉ say đắm nơi chữ nghĩa, e rằng hùng tâm hừng hực phải có người xướng lên Trong Tùy Đường Diễn Nghĩa hồi thứ năm “Tần Thúc Bảo giữa đường cứu Lý công, Đậu phu nhân trong chùa sinh thế tử” có viết: “Trời đất vô tình, nam nhi hữu ý, duy chỉ muốn lấy tráng chí hùng tâm khỏa lấp càn khôn.”55Chử Nhân Hoạch (2009). Tùy Đường diễn nghĩa. Trường Sa: Nhạc Lộc thư xã, tr. 32. Đối với hí khúc, tạp kịch nhà Nguyên cũng có vở Uất Trì Kính Đức ba lần đoạt giáo 尉迟恭三夺槊 với hồi thứ hai diễn tả nỗi buồn của Tần Thúc Bảo56Tần Thúc Bảo (?-638), tự Tần Quỳnh, danh tướng nhà Đường. khi không thể ra trận vì bị thương: “Tráng chí hùng tâm sao dễ tiêu tan? Gần đây, cơ thể đau bệnh rõ ràng, dù tự nhủ vậy nhưng cũng không ích gì.”57Thượng Trọng Hiền (1998). Uất Trì Cung tam đoạt sáo [G] Toàn Nguyên khúc. Thạch gia trang: Hà Bắc giáo dục xuất bản xã, tr. 2433. Như vậy, có thể thấy rằng khi tác giả nhắc đến việc Tống Giang “viết chí tráng hoài” ý muốn chỉ ra rằng dù ông đang ở trong một môi trường chính trị tăm tối và chật chội, nhưng lòng trung thành vẫn không thay đổi, và ông vẫn có khát vọng vươn lên và tự khích lệ bản thân.

Bằng chứng rõ ràng hơn nữa là ở hồi thứ bốn mươi mốt, khi Tống Giang khéo léo dùng mưu đánh quân Vô Vị và giết chết Hoàng Văn Bính, tác giả đã tổng kết và bình luận: “Văn Bính tuy mưu kế tinh quái nhưng lại bị đẩy lùi bởi lòng trung nghĩa.”58Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 569. Tổng hợp lại, tâm ý của Tống Giang cùng bài thơ của ông mang đậm tư tưởng trung quân là điều không cần phải bàn cãi.

Thứ nữa, khi kết hợp xem xét các chi tiết tương quan khác trong nội dung tiểu thuyết để hình thành một sự hô ứng và đặt trong điều kiện nhất định, dễ thấy rằng chủ đề trung nghĩa trong thơ của Tống Giang rất hiển nhiên. Trong hồi tám mươi chín và chín mươi tám, khi kể về việc Tống Giang có công dẹp loạn ngoại bang, ổn bình trị nội loạn, tác giả đã có thơ khen rằng: “Kim châu mãn đai vi thầm chất, thủy hử anh hùng chí kỷ thù,”59ND tạm dịch: Châu báu đầy ắp làm lễ vật, chí lớn anh hùng được đáp đền. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 1218. “ban ban thanh sử phân minh khán, trung nghĩa Công Minh chí dĩ thân.”60ND tạm dịch: Rõ ràng sử sách còn ghi dấu, trung nghĩa Công Minh đã tỏ bày. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 1342. Hẳn nhiên, cái gọi là “chí kỷ thù” và “chí dĩ thân” chính là sự tương ứng và đối chiếu với “lăng vân chí” mà Tống Giang khao khát thực hiện trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của mình.

Đồng thời, hồi thứ tám mươi ba kể về công lao của Tống Giang đã phụng chỉ dẫn dắt hảo hán Lương Sơn phá tan quân Liêu, bốn câu đầu của hồi này viết về khí phách anh hùng của Tống Giang khi còn sống dưới quyền người khác: “Đại bằng cửu phục bắc hải lý, hải vận bác phong cửu vạn lý. Trượng phu án kiếm cư bồng hao, thì gian đàm tiếu ưng dương khởi.”61ND tạm dịch: Đại bằng ẩn mình nơi bể Bắc. Cưỡi sóng chín vạn sâu mịt mùng. Trượng phu án kiếm nơi thôn dã, cười nói tiêu dao tựa chim trời. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 1135. Tại đây, tác giả dùng từ “trượng phu” để ca ngợi Tống Giang dù sống trong cảnh khó thôn dã nhưng vẫn ôm chí lớn. Rõ ràng là nhắm đến việc năm xưa Tống Giang say rượu ở Giang Châu từng vỗ ngực tự hào mình là “trượng phu” khi dám cười nhạo Hoàng Sào.

Tóm lại, sự tự đánh giá của tác giả và việc sắp đặt các tình tiết liên văn bản thực sự là để đảm bảo rằng độc giả sẽ không bị quan điểm của Hoàng Văn Bính che khuất và đánh lừa, không thể phủ nhận đó là một dấu chỉ mang tính gợi ý rõ ràng. Có lẽ chính vì tính cách chân thật và tự nhiên mà Kim Thánh Thán rất xem nhẹ Tống Giang62Lỗ Đức Tài (2013). “Kim Thánh Thán vì sao ghét Tống Giang”. Quốc học (05), tr. 29.. Nên khi cắt bớt hàng chục hồi, ông ta cũng cố tình xóa bỏ phần tự đánh giá của tác giả; và dưới tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, bản “Kim bản”63Tức bản Thủy Hử của Kim Thánh Thán đã thành công thay thế các phiên bản khác và lưu hành trong suốt ba trăm năm của triều đại nhà Thanh.64Lỗ Đức Tài (2013). “Kim Thánh Thán vì sao ghét Tống Giang”. Quốc học (05), tr. 29. 65Châu Truyền Thụ (2016). “Vì sao Thủy Hử trở thành định bản [ND- bản cố định] suốt 300 năm. Thủy Hử tranh nghị (Tập 14) (06), tr. 17-22.. Như Trịnh Chấn Đạc trong Tiểu thuyết và kịch Trung Quốc tại Thư viện Quốc gia Paris – Thủy Hử Truyện đã viết: “Kể từ khi bản này thịnh hành, phần lớn mọi người không còn biết rằng còn có các bản “đầy đủ” của Thủy Hử gồm một trăm hồi, một trăm mười lăm hồi và một trăm hai mươi hồi.”66Chu Nhất Huyền, Lưu Dục Thầm (2012). Tư liệu tổng hợp về Thủy Hử. Thiên Tân: Nam Khai đại học xuất bản xã, tr. 164. Như vậy, độc giả đời sau không hiểu rõ sẽ dễ dàng chấp vào vào luận điểm của Hoàng Văn Bính khi y đọc thơ của Tống Giang.

Tựu trung, chỉ cần chúng ta đặt thơ của Tống Giang vào bối cảnh trong và ngoài văn học truyền thống cùng cùng với bối cảnh văn hóa để tiến hành khảo sát tổng hợp các chi tiết, ắt sẽ hiểu rằng đây chính là một lời thuật hoài về lòng trung nghĩa của Tống Giang đối với triều đình. Thế nhưng, do hoàn cảnh không được hiểu rõ lại còn bị vu cáo của ông cũng mang những nỗi niềm như Khuất Nguyên, rằng “trung nhi bị báng, tín nhi kiến nghi67Lòng trung mà bị phỉ báng, lòng tín lại phải hiềm nghi.. Cụ thể, mỗi bài thơ, bài từ đều tương ứng và báo trước hai cách “thế thiên hành đạo” của các anh hùng Lương Sơn trong các hoàn cảnh khác nhau. Bài từ Tây Giang Nguyệt chủ yếu thể hiện nỗi phẫn uất đối với những kẻ gian tà, tương ứng với hành động trừng trị cường quyền của Lương Sơn sau khi họ tụ nghĩa, như trong hồi mười chính, Nguyễn Tiểu Ngũ đã nói: “trừ sạch lũ tham quan lại nhũng, tận trung báo đáp Triệu quan gia.”68ND chú: Triệu quan gia tức Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 24. Trong khi đó, bài thất ngôn tứ tuyệt lại tập trung diễn đạt ý chí lớn lao của mình trong việc hộ quốc an dân và đánh đuổi kẻ thù, thể hiện qua các chiến dịch chống quân Liêu và dẹp loạn Phương Lạp sau khi chấp nhận chiêu an từ triều đình.Tất nhiên, có thể sẽ có câu hỏi rằng trong hồi thứ bảy mươi mốt, Tống Giang đã trừng phạt Lý Quỳ vì sự cuồng loạn sau khi say rượu và chủ động nhắc đến việc này với các huynh đệ: “Tống Giang này ở Giang Châu say rượu đã vô tình ngâm bài thơ phản, nên tiếp được sức mạnh từ đó”69Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 985-986.. Nhưng thời điểm này chính là lần đầu tiên Tống Giang công khai đề về việc chiêu an sau khi xếp các hàng ghế đầu lĩnh ở Lương Sơn. Nếu ông thừa nhận rằng mình đã từng có ý định nổi dậy và bội nghịch, thì chẳng phải tự mâu thuẫn sao? Vì vậy, việc nhắc đến chuyện này vào thời điểm nhạy cảm như vậy thực chất chỉ là một sự chuyển hướng trong cách Tống Giang nhìn nhận bản chất của triều đình nhà Tống.

Hơn nữa, từ những năm 1980, nghiên cứu về Thủy Hử đã thể hiện những đặc điểm phê bình đa nguyên70Cao Nhật Huy (2006). “Tổng thuật các bình bàn về Thủy Hử 20 năm gần đây”. Hà Trạch Học viện Học báo ((28)1), tr. 75-79.. Tuy nhiên, việc phân tích ý nghĩa thật sự của những bài thơ, từ mà Tống Giang ngâm khi say rượu nhắc nhở chúng ta rằng khi đối mặt với những vấn đề học thuật gây tranh cãi, không nên mù quáng tuân theo quyền uy hay mê chấp lời lẽ của những bậc danh gia. Thay vào đó, nên dựa vào văn bản, tiến hành khảo sát và lập luận chi tiết từ cả hai góc độ, trong và ngoài bối cảnh liên văn bản, để thủ đắc những quan điểm đáng tin cậy, hợp lý và có cơ sở.

  • 1
    Lời người dịch (ND): Trong Thủy Hử, khi nhắc đến chi tiết Tống Giang say rượu làm thơ phản ở lầu Tầm Dương, cần phải minh xác thơ ở đây là một tên gọi chung cho hai thể loại văn học Trung Quốc. Đó là Từ và Đường thi (cụ thể là thất ngôn tứ tuyệt). Trong đó, bài đầu tiên mà Tống Giang xướng lên là một Từ phẩm mang tên Tây Giang Nguyệt 西江月, kế đến là bài thơ tứ tuyệt để kết bút. Trong bản dịch này, người dịch tạm quy cả 2 thể loại về tên gọi chung là thơ.
  • 2
    ND chú: Một nhân vật trong Thủy Hử, y là một viên quan giúp việc (biệt giá), mang tâm tư hẹp hòi, đố kỵ. Chính những gièm pha của Hoàng Văn Bính đã khiến Tống Giang rơi vào cảnh lao tù.
  • 3
    ND chú: Bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải: Thuở nhỏ theo đòi kinh sử/ Lớn lên thông thạo quyền mưu/ Khác nào hổ mạnh nấp hang sâu/ Kín nanh dấu vuốt ai biết đâu?/ Chẳng may thời vận cơ cầu/ Bỗng dưng chạm mặt đầy Giang Châu/ Một mai may báo được oan cừu/ Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau.
  • 4
    Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 531. ND tạm dịch: Tâm vốn Sơn Đông, thân đất Ngô/ Dâu bể ba đào chí anh hùng/ Rằng sau toại được lòng tráng chí/ Cười rằng, Hoàng Sào há trượng phu?
  • 5
    Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 532.
  • 6
    Nt, tr. 532.
  • 7
    ND chú: Một trong những ấn bản Thủy Hử dưới thời Vạn Lịch.
  • 8
    Trần Hy Trung, Hầu Trung Nghĩa, Lỗ Ngọc Xuyên (1981). Thủy hử truyện hội bản bình [M]. Bắc Kinh: Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, tr. 717.
  • 9
    ND chú: Học giả nổi tiếng thời Minh Thanh. Tại Việt Nam tên tuổi của ông nổi danh với tư cách là người đã hiệu đính, biên tập và viết lời bàn cho Thủy Hử.
  • 10
    Trần Hy Trung, Hầu Trung Nghĩa, Lỗ Ngọc Xuyên (1981). Thủy hử truyện hội bản bình [M]. Bắc Kinh: Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, tr. 717.
  • 11
    Nt, tr. 717.
  • 12
    Nt, tr. 733.
  • 13
    Nt, tr. 734.
  • 14
    ND chú: Lý Chí 李贽 (1527 – 1602), một nhà Nho thuộc phái Dương Minh học. Ông được cho là người viết lời bình trong Dung bản Thủy Hử. ND ngờ rằng, trong ngữ cảnh này tác giả bài viết tư duy theo logic sau: Cả Kim Thánh Thán và Lý Chí tuy mỗi người một nẻo về đường tư tưởng (đặc biệt hơn, phái Dương Minh học mà Lý Chí chủ trương luôn bị xem là tà phái, đi ngược lại với tính quan phương của triều đình phong kiến) nhưng đều nhất tề cho rằng Tống Giang là kẻ loạn thần.
  • 15
    Hứa Dũng Cường, Lý Nhị Cần (2017). Lịch sử nghiên cứu Thủy Hử. Bắc Kinh: Trung Quốc Xã hội Khoa học xuất bản xã, tr. 166.
  • 16
    Hạ Phi (2005). “Ngọn nguồn của Thủy hử năm 1975”. Đãn sử tùng lãm (4), tr. 4-9.
  • 17
    Tề Dụ Hỗn (1980). “Luận về Tống Giang trong Thủy Hử [J]”. Lan Châu Đại học học báo (03), tr. 82-89.
  • 18
    Hà Sĩ Long (1983). Luận về Tống Giang [J]. Trung Nam Dân tộc Học viện Học báo (03), tr. 103-109.
  • 19
    Tiêu Tương Khải (2018). Từ điển đánh giá Thủy Hử. Thượng Hải: Thượng Hải từ thư xuất bản xã, tr. 267.
  • 20
    Trần Văn Tân (2002). “Luận về Tống Giang [J]”. Hãn Châu Sư phạm Học viện Học báo (05), tr. 1-4.
  • 21
    Châu Thám Khoa (1999). “Những tồn nghi về tính “phản” trong thơ Tống Giang [J]”. Hàn Sơn Sư phạm Đại học Học viện (03), tr. 84-88.
  • 22
    Vương Tề Châu (2004). Kinh điển văn hóa đại chung: Bàn về tính dọc ngang của tứ đại kỳ thư. Tế Nam: Tế Nam xuất bản xã, tr 140.
  • 23
    ND chú: Tá đắc Sơn Đông yên thủy trại, lai mãi phượng hoàng xuân sắc 借得山东烟水寨, 来买凤城春色. Đây là câu thơ trong Niệm nô kiều – Thiên Nam địa Bắc của Thi Nại Am. Bài thơ này xuất hiện trong lời hát của Lý Sư Sư khi thiết đãi Tống Giang (hồi 72: Sài Tiến cài hoa vào vườn cấm, Lý Quỳ nguyên tiêu loạn Đông Kinh).
  • 24
    Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 530.
  • 25
    Nt tr. 846.
  • 26
    Vương Dĩ Hưng (2018). “Từ lối tư duy tự thuật để nhìn cách biểu đạt chủ đề của Thủy Hử (J)”. Trung Quốc cổ đại tiểu thuyết hí kịch nghiên cứu (00), tr. 12-24.
  • 27
    ND chú: Vợ của Tống Giang. Bị chính Tống Giang giết vì tội loạn dâm.
  • 28
    ND chú: Bối cảnh nhiễu nhen của xã hội Bắc Tống, tính cảnh “quan bức dân phản” ngày càng rõ rệt. Cho nên những hồi đầu của Thủy Hử mới đề cập đến tình tiết Thất tinh tụ nghĩa cướp sinh thần cương (bảy tay hảo hán lập kế cướp báu vật chúc thọ của Thái Sư Sái Kinh).
  • 29
    ND chú: Thay vì dịch thành bình sinh chí, ở đây ND giữ nguyên âm Hán Việt là “lăng vân chí”.
  • 30
    Tư Mã Thiên (1973). Sử ký [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 682.
  • 31
    Trâu Ứng Long (1525-?), một danh thần nhà Minh.
  • 32
    ND tạm dịch: Nhưng tâm đã rực rỡ như gấm thêu, sớm đã đựng bút lực lăng vân; dáng tựa như ngọc mà cưỡi bè vượt trời. Chí chỉ ở định quốc mà an bang, học chỉ ở chỗ thăng đường mà nhập thất.
  • 33
    Nguồn: Phạm Diệp (1973). Hậu Hán thư [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 1517.
  • 34
    Phùng Mộng Long, Nghiêm Đôn Di (1981). Cảnh thế thông ngôn [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 109.
  • 35
    Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 68.
  • 36
    Nt, tr. 294.
  • 37
    Nt, tr. 846.
  • 38
    Nt, tr. 865
  • 39
    Nt, tr. 898.
  • 40
    Nt, tr. 998.
  • 41
    Nt, tr. 292.
  • 42
    Nt, tr. 831.
  • 43
    Nt, tr. 273-274.
  • 44
    ND tạm dịch: Trượng phu sinh ra trên đời được mấy lần? Há lại bước đi lững thững, rũ cánh như loài sâu bướm ư.
  • 45
    Ban Siêu (21-102), tướng lĩnh, nhà ngoại giao thời Đông Hán. Ông nổi danh nhờ việc bỏ văn chương bút mực để sang nghiệp nhà binh. Thành ngữ Ban Siêu đầu bút 班超投笔 từ đó cũng dùng để mô tả những người như vậy.
  • 46
    Phạm Diệp (1973). Hậu Hán thư [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 1517.
  • 47
    Ngô Phái Lục (1991). Minh kính công án [G] Cổ bản tiểu thuyết tùng san bản (Tập 32). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 25.
  • 48
    Lưu Hú (1975). Cựu Đường thư [M]. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, tr. 5397.
  • 49
    Hứa Trung Vinh (2016). “Luận về sự lặp lại” trong Thủy Hử (Kim Bản) và ý nghĩa của nó”. Trung Nam đại học học báo (4), tr. 159-165.
  • 50
    ND tạm dịch: Một bài thơ mới viết nên cảnh tráng chí hùng tâm, ai ngờ lại gây thêm cảnh tai ương.
  • 51
    Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung (1985). Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 535.
  • 52
    ND tạm dịch: Ngửa mắt trông, tỏ trời phẫn uất, hùng tâm hừng hực.
  • 53
    ND tạm dịch: Tráng chí hùng tâm như Ban Siêu bỏ bút; ngặt nỗi dài ai thương lấy áo rét Tô Tần. Tô Tần (382-284 TCN), tên tự là Quý Tử 季子, một đại biểu của phái Tung Hoành gia. Ông từng có một giai đoạn đến du thuyết với Tần Huệ Văn Vương. Nán lại tại Tần quốc lâu đến mức phải tiêu hết một trăm cân vàng, áo lông cừu mang trên mình thủng lỗ chổ nhưng vẫn không được trọng dụng. Về sau, cụm từ Quý Tử cừu 季子裘 dùng để mô tả trạng huống khó khăn của kẻ lữ khách.
  • 54
    ND tạm dịch: Chúng ta từ trước đến nay chỉ say đắm nơi chữ nghĩa, e rằng hùng tâm hừng hực phải có người xướng lên
  • 55
    Chử Nhân Hoạch (2009). Tùy Đường diễn nghĩa. Trường Sa: Nhạc Lộc thư xã, tr. 32.
  • 56
    Tần Thúc Bảo (?-638), tự Tần Quỳnh, danh tướng nhà Đường.
  • 57
    Thượng Trọng Hiền (1998). Uất Trì Cung tam đoạt sáo [G] Toàn Nguyên khúc. Thạch gia trang: Hà Bắc giáo dục xuất bản xã, tr. 2433.
  • 58
    Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 569.
  • 59
    ND tạm dịch: Châu báu đầy ắp làm lễ vật, chí lớn anh hùng được đáp đền. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 1218.
  • 60
    ND tạm dịch: Rõ ràng sử sách còn ghi dấu, trung nghĩa Công Minh đã tỏ bày. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 1342.
  • 61
    ND tạm dịch: Đại bằng ẩn mình nơi bể Bắc. Cưỡi sóng chín vạn sâu mịt mùng. Trượng phu án kiếm nơi thôn dã, cười nói tiêu dao tựa chim trời. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 1135.
  • 62
    Lỗ Đức Tài (2013). “Kim Thánh Thán vì sao ghét Tống Giang”. Quốc học (05), tr. 29.
  • 63
    Tức bản Thủy Hử
  • 64
    Lỗ Đức Tài (2013). “Kim Thánh Thán vì sao ghét Tống Giang”. Quốc học (05), tr. 29.
  • 65
    Châu Truyền Thụ (2016). “Vì sao Thủy Hử trở thành định bản [ND- bản cố định] suốt 300 năm. Thủy Hử tranh nghị (Tập 14) (06), tr. 17-22.
  • 66
    Chu Nhất Huyền, Lưu Dục Thầm (2012). Tư liệu tổng hợp về Thủy Hử. Thiên Tân: Nam Khai đại học xuất bản xã, tr. 164.
  • 67
    Lòng trung mà bị phỉ báng, lòng tín lại phải hiềm nghi.
  • 68
    ND chú: Triệu quan gia tức Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. Nguồn: Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 24.
  • 69
    Thi Nại Am, La Quán Trung. Thủy Hử truyện [M]. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, tr. 985-986.
  • 70
    Cao Nhật Huy (2006). “Tổng thuật các bình bàn về Thủy Hử 20 năm gần đây”. Hà Trạch Học viện Học báo ((28)1), tr. 75-79.